Wednesday, December 26, 2012

Người học trò nghèo


Cha tôi đã thứ lỗi cho tôi rồi, nhưng lòng tôi vẫn buồn nên chiều nay mẹ tôi cho tôi đi chơi với người gác cổng.
Khi chúng tôi đi qua một cái xe bò đỗ trước một cửa hàng kia, tôi thấy có tiếng người gọi tôi. Quay lại thì ra anh Côretti bạn học tôi. Anh mặc cái áo dài da rái cá và đội cái mũ nồi da mèo. Mồ hôi ướt đầm nhưng nét vui tươi vẫn lộ trên khuôn mặt, anh đang vác trên vai một bó củi nặng. Một người đàn ông đứng trên xe chuyển củi cho anh mang vào hàng. Anh xếp đống rồi lại ra xe. Tôi hỏi :
_ Anh làm gì thế ?
Anh vỗ vào bó củi trên vai, đáp :
_ Anh coi đây thì rõ. Tôi vừa làm vừa học bài anh ạ.
Rồi anh vai vừa vác củi, miệng vừa lẩm bẩm :
_ Người ta gọi sự biến hoá của tiếng động từ là những sự thay đổi của tiếng ấy về số, và về các ngôi…
Anh vừa ném cùi vào đống vừa đọc :
_ Tuỳ theo thì của việc làm…
Rồi lộn ra xe lấy củi, anh đọc tiếp :
_ Và tuỳ theo cách của việc làm … Đó, anh học bài văn phạm để đọc hôm sau.
Anh hỏi tôi :
_ Anh xem tôi lợi dụng thời giờ như thế có được không? Cha tôi và người ở thì đi giao hàng, mẹ tôi thì ốm, tất đến việc tôi phải dở xe củi. Tuy nhiên, việc làm vẫn không ngăn trở việc học bài. Hôm nay chúng ta phải bài khó quá ! Tôi nhai mãi không thuộc.
Anh quay lại nói với người kéo xe bò :
_ 7 giờ cha tôi về bác sẽ đến lấy tiền.
Người đánh xe đi. Anh rủ tôi :
_ Anh vào chơi với tôi một tí.
Tôi vào trong một gian rộng xếp đầy củi thanh và củi bó, cạnh cửa có một cái cân.
Anh nói tiếp :
_ Hôm nay nhà tôi bận rộn quá. Tôi phải làm bài từng câu vụn, từng đoạn con. Lúc nãy, đang viết thì có người gọi mua hàng… Bán xong, vào vừa cầm bút thì người xe củi đến. Từ sáng đến giờ tôi đã ra chợ củi ở bãi Vênêzya hai lần rồi. Chân mỏi quá mà tay thì phồng lên. Bây giờ mà phải vẽ thì đến chịu.
nguoi-hoc-tro-ngheo
Người học trò nghèo
Anh vừa nói vừa quét những lá khô rải rác trên thềm.
Tôi hỏi :
_ Anh làm bài ở chỗ nào ?
_ Ở trong này. Anh vào coi.
Anh đưa tôi vào gian sau cửa hàng là chỗ vừa làm buồng ăn vừa làm bếp. Trong một góc có cái bàn trên bày mấy quyển sách và vở bài đang làm dở. Anh nói :
_ Câu hỏi thứ hai hiện còn bỏ trống : Người ta dùng da thuộc để làm giày dép, cương ngựa… Bây giờ tôi viết thêm : làm vali.
Rồi anh cầm bút viết chữ rất tốt.
Chợt có tiếng hỏi ở ngoài hàng :
_ Có ai bán hàng không ?
Đó là một người đàn bà đến mua củi.
_ Có ! Tôi đây.
Anh vội thưa, chạy ra cân củi, nhận tiền, biên sổ rồi vừa trở vào vừa nói một mình :
_ Không biết họ có để yên cho mình làm hết bài không ?
Xong anh ngồi viết nối : làm hòm, làm túi đạn. Viết đến đây anh hốt hoảng kêu :
_ Chết ! Hỏng cả ấm cà phê !
Rồi anh chạy lại lò, nhắc ấm ra, nói :
_ Đây là cà phê của mẹ tôi, anh ạ. Hai ta cùng mang vào đi ! Thấy anh chắc mẹ tôi sẽ vui lòng… A ! Tôi còn phải biên thêm gì nữa ở dưới chữ : túi đạn không ? Kể thì còn nhiều thứ nữa, nhưng tôi chưa kịp nghĩ ra… Mời anh vào đây…
Bạn tôi mở cửa, chúng tôi vào chỗ mẹ anh nằm. Bà nằm trên một cái giường rộng đầu bịt khăn vuông trắng.
_ Thưa mẹ, cà phê đây ạ.
Nói xong, anh đưa mắt chỉ tôi và nói :
_ Đây là bạn học của con.
Bà nói :
_ Quí hoá quá ! Đến thăm kẻ ốm là một điều hay cậu ạ.
Anh Côretti nắn lại gối, kéo lại chăn cho mẹ, thêm lửa trong lò và đuổi con mèo ngồi chồm hổm trên mặt tủ. Mẹ uống xong, anh đỡ chén và hỏi :
_ Mẹ không cần gì nữa chứ ? Mẹ đã uống hai thìa thuốc ho chưa ? Dùng hết, con sẽ ra hiệu lấy. Củi đã xếp đầu vào đấy cả rồi. Đến bốn giờ con sẽ nướng thịt như lời mẹ dặn và khi nào người hàng mỡ đi qua, con sẽ trả 8 xu. Thưa mẹ, mẹ cứ yên tâm. Mọi việc con sẽ làm chu đáo cả.
Bà hàng than nói :
_ Ngoan lắm ! Con tôi chẳng sót việc gì. Tội nghiệp !…
Nhân tiện anh Côretti lại chỉ cho tôi xem bức ảnh cha anh treo ở tường, ông vận nhung phục, ngực dính Quận công bội tinh, khuôn mặt giống anh như đúc, mắt sáng, miệng tươi.
Chúng tôi lộn ra phòng ăn. Côretti bỗng reo to :
_ Tôi tìm thấy rồi !
Rồi anh chạy lại biên thêm vào vở bài : người ta cũng làm yên ngựa bằng da nữa.
Anh nói tiếp :
_ Thôi, còn mấy câu hỏi nữa để đến khuya sẽ làm… Anh Enricô ơi ! Anh sung sướng quá, anh có đủ thời giờ học, viết và thời giờ đi chơi.
Luôn luôn vui vẻ và lanh lẹ, anh đưa tôi ra ngoài hàng. Anh lấy những thanh củi đặt lên bàn, cưa mỗi thanh hai nhát đứt đôi. Rồi anh bảo tôi :
_ Đây là ngón võ khoẻ gấp vạn món thể thao “co và duỗi cánh tay” ! Tôi muốn cắt hết đống củi này trước khi cha tôi về, tất cha tôi sẽ hài lòng lắm ; nhưng khốn thay sau buổi kéo cưa như thế những chữ t và l tôi sẽ viết ra hình rắn cả, đúng như lời thầy giáo thường kêu. Nhưng tôi biết làm thế nào? Tôi sẽ thú thực với thầy : “Con vận động cánh tay nhiều quá, ngón tay thành ra tê cả!” Điều đó không ngại. Bây giờ tôi chỉ mong sao cho mẹ tôi chóng khỏi. Nhờ giời ! Hôm nay mẹ tôi đã khá nhiều ! Còn bài văn phạm, đến mai tôi sẽ dậy sớm học cũng kịp. A ! Kìa xe than đã về, tôi phải ra.
Một xe bò chất đầy bao đen đỗ trước cửa hàng. Anh chạy ra nói chuyện với người đánh xe xong, lộn vào bảo tôi :
_ Bây giờ tôi không thể giữ anh được nữa. Đến mai nhá ! Cảm ơn anh đã tạt vào thăm tôi. Tôi chúc anh đi chơi được vui vẻ, anh Enricô sung sướng của tôi !
Bắt tay tôi xong, anh chạy ra cõng từng bì than một, từ xe vào hàng, rồi lại từ hàng đi ra, nét mặt tươi tỉnh dưới chiếc mũ da mèo, ai trông thấy cũng phải chú ý.
” Enricô sung sướng”! – Lời bạn đã tặng tôi. – Nhưng không, anh Côretti bạn quí của tôi ơi ! Không ! Chính anh mới là người sung sướng vì anh vừa làm vừa hoc, và anh có ích cho cha mẹ hơn tôi, vì anh đảm đang và giỏi gấp trăm tôi.

Xin Thầy Hãy Dạy Con Tôi


(Trích thư  của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học)
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố…
xin-thay-hay-day-cho-con-toiXin thầy dạy cho cháy biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.
Xin hãy dạy cháy tránh xa sự đố kỵ.
Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất…
Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách… nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.
Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm…
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.
Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người những cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp…
Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã, xin hãy dạy cháy biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.
Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yểm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình…
Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tải làm ngơ trước một đám đông đang gào thét… và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng…
Xin hãy đối xử  dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự  thử thách của lửa mới tôi luyện nên được những thanh sắt cứng rắn.
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt tối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhận loại.
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn.

Nghe cha dạy con gái


Một người không tốt với con, con không nên quá bận tâm. Trong cuộc sống của con, không ai phải có nghĩa vụ đối tốt với con trừ cha mẹ. Còn với những người tốt với con, con nên trân trọng và biết ơn điều đó. Nhưng con cũng cần phải có chút đề phòng bởi mỗi người khi làm bất cứ việc gì đều có mục đích riêng. Hãy nhớ, họ tốt với con không đồng nghĩa với việc họ phải quý mến con.
Không có ai là không thể thay thế, không có vật gì thuộc hoàn toàn sở hữu của con. Vì thế, nếu sau này người con yêu thương không còn ở bên, hay họ không còn là nơi con có thể đặt niềm tin, con cũng đừng bi lụy. Sinh mệnh con người thực sự ngắn ngủi, con đừng để mỗi ngày trôi đi vô ích. Người ta tham vọng sống lâu nhưng con chỉ cần sống hạnh phúc mỗi ngày. Hãy trân trong và yêu lấy cuộc sống hiện tại của con.
Trên đời này không có gì là nhất cả, tình yêu chỉ là cảm giác bất chợt đi qua cuộc đời con, nhưng nó sẽ theo thời gian và lòng người mà thay đổi. Nếu như người đó rời xa con, con hãy học cách chờ đợi. Hãy để thời gian rửa sạch vết thương, để tâm hồn con lắng lại rồi nỗi đau của con cũng sẽ dần biến mất. Con đừng mơ ước một tình yêu hoàn hảo, cũng đừng thổi phồng nỗi đau khi nó không còn.
Có những người thành đạt mà không cần trải qua nhiều trường lớp, nhưng điều đó không có nghĩa con thôi nỗ lực học tập. Kiến thức con học được chính là vũ khí con cần có, hãy nhớ người ta không thể làm gì nếu họ chỉ có tay không.
Con không nhất thiết phải chăm sóc cha nửa cuộc đời còn lại và cha cũng thế. Khi trưởng thành, con có thể tự mình bước đi, trách nhiệm của cha cũng đã kết thúc. Sau này dù con hạnh phúc hay buồn đau, con đều phải tự mình lựa chọn và có trách nhiệm với nó.
Con có thể bắt mình phải giữ chữ tín, nhưng không thể yêu cầu người khác làm thế với mình. Con có thể yêu cầu bản thân phải đối đãi tốt với người, nhưng con không thể kì vọng người ta sẽ làm ngược lại. Khi con tốt với họ, họ không có nghĩa vụ phải tốt lại với con. Hãy nhớ điều này nếu không con sẽ luôn gặp ưu phiền trong cuộc sống.
Cha đã mua vé số trong 26 năm thế nhưng chưa một lần trúng, điều đó nói lên rằngmuốn giàu có phải dựa vào nỗ lực làm việc của bản thân, trên đời này không có bữa ăn nào là miễn phí cả.
Chỉ những ai có duyên phận mới trở thành người thân của nhau,cho dù trong cuộc sống bận rộn con ít khi gặp mọi người, nhưng con hãy trân trọng từng khoảnh khắc khi còn bên họ, hãy dành cho họ thời gian để yêu thương con hơn, và hãy gọi điện cho mẹ con.

Máy Thử Mỏi Lò Xo

Máy Thử Mỏi Lò Xo



Máy Đo Độ Xoắn Lò Xo

Máy Đo Độ Xoắn Lò Xo



Máy Thử Kéo Lò Xo

Máy Thử Kéo Lò Xo


Copyright © TSHOPS - Siêu thị thiết bị công nghiệp Online hàng đầu Việt Nam