Câu ca như vang vọng bóng hình tiên sư tự ngày mở cõi ấy đã gợi cho người ta nhớ đến món ăn dân dã vốn trở nên nét văn hóa trong nghệ thuật ăn uống của người dân vùng sông nước Cửu Long giang: thịt chuột xào đọt bần. Cây bần ở ven sông rạch miền Tây Nam bộ (ảnh: Hồng Khuyên) Ngày trước, khi ra giêng, những cánh đồng đã gặt hái xong, đồng không trơ gốc rạ. Chuột cũng bắt đầu rút xuống những hang đất cặp mé vườn hay các bờ ranh đất giữa ruộng. Xế chiều, người ta rủ nhau người cầm chĩa, người cầm dá, dắt theo vài con chó để đi đào hang bắt chuột. Trẻ con thì xách giỏ theo vừa chơi, vừa để đựng lũ chuột bắt được. Chừng một hồi quần kiếm, vài chục con chuột đã bị bắt gọn. Chuột đem về đốt rơm thui lông, rồi thịt. Thịt chuột cơm hồng tươi, ngon không thua thịt gà, người ta cẩn thận bỏ hết đồ lòng, cục xạ gây hôi, chỉ giữ lại lá gan. Chặt chuột ra từng miếng vừa ăn rồi để ra rổ tre. Thời gian chờ cho chuột ráo nước, thực phẩm sạch người ta ra cặp mé rạch quơ bẻ vài nhánh bần mọc hoang lặt lấy đọt non, lựa sạch lá sâu, rồi rửa và xắt sợi nhuyễn. Thịt chuột đã làm sạch (ảnh: Hồng Khuyên) Chuột xào đọt bần (ảnh sưu tầm, nguồn: Internet) Bấy giờ đem thịt chuột đã ráo ướp với chút nước mắm ngon, mì chính, … khúc, bắc chảo mỡ, phi tỏi cho thơm rồi trút chuột vào xào chín. Tiếp chuyện cho đọt bần vào thuc pham sach trộn đều đến khi đọt bần ngả màu nâu sẫm, cho ít tiêu xay nhuyễn vào và nhắc xuống ngay. Nước chấm món ăn này là được pha từ nước cốt chanh, tỏi, ớt bằm nhuyễn. Thật đã đời khi năm ba anh em trong xóm cùng quây quần bên nhau nồng ấm với men rượu đế cay cay. Vừa nhâm nhi món thịt chuột ngọt lịm xen với vị chan chát của đọt bần non rồi vị chua, cay của nước chấm. Tuồng như tất cả mùi vị hương đồng cỏ nội quyện trong món ăn dân dã này. Chuyện tình làng nghĩa xóm, công việc làm ăn sắp tới được cùng chia sẻ. Dần dần nét sinh hoạt văn hóa ấy đã ăn sâu vào tâm hồn và hành động của người dân quê chân chất. |
Giang Nam Green Farm là trang trai đã áp dụng thành công mô hình vườn ao chuồng (VAC) bằng công nghệ mới vào trong chăn nuôi và trồng trọt. Đó là công nghệ sử dụng chế phẩm (EM Nhật Bản), chế phẩm EM là tông hợp của 5 nhóm vi sinh vật hữu hiệu của nhà khoa học Nhật Bản Nghiên cứu và đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới trong đó có Viêt Nam, nhằm cung cấp nguồn thực phẩm sạch tới người tiêu dùng.
No comments:
Post a Comment