Thực phẩm sạch
mặc dù đã được xây dựng nhiều đề án với không ít nỗ lực xây dựng hệ
thống nuôi trồng, cung ứng, tuy nhiên vẫn đang bị hụt hơi so với thực
phẩm bẩn. Nỗi lo bệnh tật ám ảnh, nhưng người dùng không có nhiều lựa
chọn khi thực phẩm sạch vẫn ở ngoài tầm với.
Mở ra hào hứng, co lại ngậm ngùi
Ông Trần Trung Chính – Giám đốc công ty TNHH Dịch vụ thương mại Quốc tế Victory Asian với thương hiệu Mr Sạch chuyên về thực phẩm sạch
từng được biểu dương và tham dự nhiều hội nghị về thực phẩm sạch đã
ngậm ngùi khi trao đổi với chúng tôi: Công ty của ông đã “phát triển” từ
10 cửa hàng thực phẩm sạch giờ chỉ còn một cửa hàng, và kênh phân phối
chính của các sản phẩm rau sạch, thịt sạch của công ty giờ là bán theo
hợp đồng vào trường học, công sở chứ không phải phân phối theo hệ thống
cửa hàng và bán vào các siêu thị như trước đây.
Lý do ông Chính nêu ra là việc đầu tư vào các cửa hàng thực phẩm sạch quá đắt đỏ, trong khi doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng. “mỗi
cửa hàng thực phẩm sạch phải đầu tư hệ thống bảo quản rau củ khoảng 200
triệu, bảo quản thịt khoảng 500 triệu và bảo quản hoa quả tươi khoảng
300 triệu, tổng cộng khoảng 1 tỷ đồng. Đấy là chưa kể các khoản chi phí
cố định khác, chi phí đầu tư cho hệ thống cửa hàng quá lớn.”
Trong lúc đó, việc bán rau sạch vào các siêu thị ở thời đỉnh cao, thương
hiệu Mr Sạch đã từng liên kết tiêu thụ theo chuỗi tại hệ thống các siêu
thị lớn như BigC, Metro, Oceanmart, Fivimart... nhưng sau nhiều lần đội
ngũ giám sát chất lượng của công ty phát hiện có sự trà trộn giữa thực phẩm không rõ nguồn gốc với thực phẩm sạch của doanh nghiệp, ông Chính đã phải rút lui khỏi hệ thống siêu thị.
Công ty Victory Asian chỉ là 1 trong 18 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ thực phẩm sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội. “Mang tiếng” là nhu cầu về thực phẩm sạch
của người dân rất cao, tuy nhiên những doanh nghiệp như Victory Asian
vẫn rất vất vả để tìm cách đến được với người tiêu dùng. Điều lạ là
những khó khăn chồng chất không phải chuyện lạ, doanh nghiệp bước vào
kinh doanh thực phẩm sạch rồi rút lui không phải hiếm, nhưng các cơ quan
chức năng vẫn ở bước tính toán tìm giải pháp để người dân có thể tiếp
cận được với nguồn thực phẩm sạch!? Trong khi đó, sức khỏe người dùng bị
thử thách mỗi ngày khi họ không có cơ hội sử dụng thực phẩm sạch.
Chuỗi kẹt đầu ra
Được sử dụng thực phẩm sạch là nhu cầu chính đáng và cần thiết
của người tiêu dùng, tuy nhiên thực tế đang có nhiều rào cản khiến người
tiêu dùng khó tiếp cận. Thiếu hệ thống phân phối, thiếu hỗ trợ về vốn,
mặt bằng, thiếu hỗ trợ về truyền thông, kiểm định và công bố chất
lượng... đã khiến thực phẩm sạch trở thành một “cuộc chơi” của
các doanh nghiệp thay vì một chương trình lớn của Bộ Nông Nghiệp và Phát
triển nông thôn phối hợp với các địa phương.
Từ năm 2011, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã xây dựng các chuỗi cung ứng
thực phẩm sạch theo mô hình “sạch từ trang trại đến chợ”. Theo đó, các
doanh nghiệp liên kết với người dân để áp dụng các quy trình trồng, nuôi
được kiểm soát nghiêm ngặt và tự tìm đầu ra cho sản phẩm. Tại Hà Nội,
dù đã bước đầu hình thành một số chuỗi liên kết tiêu thụ thịt gia súc,
gia cầm và rau, tuy nhiên các chuỗi này chưa được bền vững, chưa xây
dựng được thương hiệu sản phẩm, sự tồn tại của các chuỗi này khá mong
manh. Câu chuyện giảm từ 10 xuống còn 1 cửa hàng thực phẩm sạch
của Mr Sạch là một ví dụ. Bên cạnh đó, việc thiếu các chính sách hỗ trợ
nên chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư xây dựng chuỗi sản xuất rau,
thịt an toàn.
Điều quan trọng nhất khi triển khai mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm sạch
là tạo ra cơ chế thuận lợi để nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cùng
đầu tư, tham gia thị trường thì đến nay cơ chế này vẫn chưa thực sự
khuyến khích doanh nghiệp. Ông Chu Phú Mỹ cho biết, hiện tại các chính
sách về đất đai, hỗ trợ lãi suất ngân hàng chưa tạo điều kiện cho doanh
nghiệp. Việc tiếp cận vốn đầu tư của doanh nghiệp cũng khá vất vả. Chính
vì vậy, thực phẩm sạch vẫn còn khá xa tầm với của nhiều người tiêu dùng.
Tới thời điểm này, việc phát triển thực phẩm sạch
đã không còn là chuyện riêng của 2 thành phố lớn mà Bộ Nông Nghiệp đã
cùng vào cuộc để thúc đẩy, các đề án đang được xây dựng để đưa thực phẩm
sạch đến với người tiêu dùng, tuy nhiên nếu việc phát triển thực phẩm
sạch vẫn thiếu quyết liệt, doanh nghiệp vẫn tự bơi và các cơ quan chức
năng vẫn chỉ tính tới tính lui như thời gian qua thì khó có thể xây dựng
được các chuỗi cung ứng lớn. Thực tế hiện nay cho thấy những chuỗi cung
ứng này đang phát triển rất chậm do thiếu cơ chế khuyến khích than gia
thật sự. Do vậy, câu hỏi:”đến bao giờ thì người dân được ăn thực phẩm sạch?” vẫn chưa có câu trả lời.
No comments:
Post a Comment